BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
Hằng năm, trong chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học đã chỉ đạo chung cho các cơ sở giáo dục mầm non cùng với việc thực hiện, trong đó Trường mẫu giáo Quang Trung luôn chú trọng thực hiện công tác quản lí, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ em, coi đây là nhiệm vụ quan trọng,tiêu chí hàng đầu tại đơn vị. Từ đó, tạo sự tín nhiệm, phấn khởi, an tâm, tin tưởng của phụ huynh khi gởi con em vào nhà trường. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích trong trường và gia đình.
Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tinh thần.Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục trẻ trong nhà trường và gia đình
Ngày 15/4/2010 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Theo thông tư, tất cả các trường học không chỉ riêng cấp học mầm non đều phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ ở trường. Trẻ đến trường phải được chăm sóc và giáo dục trong một môi trường đảm bảo an toàn. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ.
Ngày 31/12/2021 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT quy dịnh về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non. Thông tư quy định về việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hoạt động truyền thông; huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng; giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ.
Công văn 38/SGDĐT-GDMN-TH ngày 06/01/2022 của Sở GDĐT Bình Định về việc triển khai thực hiện Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021của BộGiáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số 796/KH-GDĐT ngày 26/ 8/2024 của Phòng GD&ĐT TP Quy nhơn về việc Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non năm học 2024-2025;
Theo báo cáo trong những năm học gần đây đã liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn thương tâm tại trường học những nỗi đau vẫn còn mãi.
– Tại Đan Phượng Hà Nội một bé trai 3 tuổi bị chết đuối ở Áo Đình Làng cạnh trường nguyên nhân do sự thiếu cẩn trọng công tác quản lý và trông giữ trẻ nên khi cháu mất tích hàng giờ và không ai hay biết và đã để tai nạn thương tâm xảy ra
(Bé trai 3 tuổi bị chết đuối ở ao đình làng cạnh trường)
– Trong giờ hoạt động ngoài trời một trẻ nhà trẻ của trường mầm non Phù Lỗ, Sóc Sơn Hà Nội khi tham gia chơi cùng các bạn đã xảy ra tai nạn ngay sau khi phát hiện các cô giáo đã nhanh chóng sơ cứu và chuyển trọng lên bệnh viện tuyến trên tuy nhiên 22 giờ cùng ngày cháu tử vong
(Trường MN Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội)
– Còn đây là hình ảnh tại trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc Dĩ An Bình Dương là một vụ tai nạn vô cùng thương tâm và xót xa khi cô giáo phát hiện một cháu bé chỉ mới 14 tháng tuổi nằm bất động mặt úp xuống sàn nhà vệ sinh ngay sau khi phát hiện các cô giáo đã nhanh chóng sơ cứu và đưa cháu đi cấp cứu tuy nhiên cháu đã tử vong trước khi nhập viện
(Trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc Dĩ An Bình Dương)
Trên thực tế vẫn còn rất nhiều những vụ tai nạn thương tích xảy ra hàng ngày đối với trẻ. Ví dụ như trẻ bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ bị điện giật, trẻ bị bỏng hay trẻ bị hóc dị vật từ những hình ảnh trên những người làm trong ngành giáo dục như chúng ta có một suy nghĩ và cảm nhận gì khi mà tai nạn thương tích vẫn luôn rình rập xung quanh ta đặc biệt là đối với trẻ nhỏ
(Các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ)
Trước thực trạng đáng báo động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng không phải là một nội dung mới nhưng nó luôn là một vấn đề nhạy cảm và vô cùng quan trọng không chỉ mỗi nhà trường ở gia đình mà còn cả toàn xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi chúng ta phải đặt lên hàng đầu là một nội dung trong chủ đề của năm học
Chính vì vậy được sự phân công của trường Lớp lá 4 được nhà trường phân công viết bài “Cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại trường và gia đình”.
1. Trường mầm non và gia đình thường gặp một số tai nạn xảy ra như: Ngã; Vết thương do vật sắc nhọn đâm cắt phải ; Bỏng; điện giật, Hóc- sặc, dị vật đường thở; ngộ độc…
(Hình ảnh một số tai nạn thương tích thường gặp)
2. Những tai nạn thương tích này thường xảy ra vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mẫu giáo Quang Trung là : Giờ đón, trả trẻ: Có thể gặp như: Thất lạc trẻ, ngã, tai nạn giao thông và các tai nạn khác.Nguy cơ gây ra tai nạn thương tích tại thời điểm này có thể là do trẻ quá đông, việc giao nhận trẻ từ phụ huynh và giáo viên không cẩn thận, rõ ràng. Những trẻ mới đến trường thường có xu thế muốn đi theo phụ huynh đi về mà cô và phụ huynh đều không biết nên trẻ ra khỏi khu vực lớp và tầm quan sát của cô.
*Giờ chơi:
-Giờ chơi ngoài trời:
+ trong giờ chơi tự do ở ngoài trời, trẻ có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…
+Nguy cơ gây ra tai nạn thương tích tại thời điểm này thường là do các hành động của trẻ như: đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc trẻ chạy, nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.
-Chơi trong nhóm, lớp:
+Khi chơi trong nhóm, lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai, do trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm,con xúc xắc, các loại hạt quả, đất nặn..) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào miệng gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.
+ Trẻ chơi tự do trong nhóm/ lớp dễ chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ… có thể gây chấn thương.
*Hoạt động học: Thường ít xảy ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ khi bàn ghế và ánh sáng không phù hợp. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút, đồ chơi vào nhau(Chọc vào mắt nhau).Trong nhóm trẻ nhiều độ tuổi dễ gây ra tranh giành đồ chơi, hoặc trẻ xung đột cắn nhau,xô ngã nhau…
*Giờ ăn: Chúng ta thường gặp phải một số TNTT như:
+Bỏng: nguy cơ xảy ra bỏng có thể là do thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang nóng hoặc các bình đựng sữa nóng để gần nơi trẻ chơi đùa, nếu không chú ý, trẻ có thể va phải gây bỏng cho trẻ .
+Sặc thức ăn:nguy cơ xảy ra sặc có thể do trẻ vừa ăn vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc cô cố ép trẻ ăn, uống.
+Dị vật đường ăn: thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ.
*Giờ ngủ:Hay trong giờ ngủ tưởng chừng như trẻ đi ngủ sẽ rất an toàn, vì thời điểm này chúng ta rất chủ quan cứ nghĩ lúc này trẻ ngủ và không chạy nhảy nên không nghĩ đến các yếu tố có thể gây mất an toan cho trẻ, giáo viên có tâm lý chủ quan nhất ở thời điểm này.
+Ngạt thở: nguy cơ xảy ra có thể là do để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ra ngạt thở
+ Hóc dị vật:Nguy cơ xảy ra có thể là do khi ngủ trẻ ngậm các loại hạt, kẹo cứng, ngậm đồ chơi và rơi vào đường gây ngạt .
+Ngộ độc: Nguy cơ xảy ra có thể là do khi trẻ ngủ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( thường là do khói than củi của những nhà lân cận, hoặc ở các điểm trường gần khu công nghiệp có thải ra chất khí độc hại ..) rất dễ bị ngộ độc .
(Hình ảnh về các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại nhà trường)
Giờ đón, trả trẻ: Có thể gặp như: Thất lạc trẻ, ngã, tai nạn giao thông và các tai nạn khác.Nguy cơ gây ra tai nạn thương tích tại thời điểm này có thể là do trẻ quá đông, việc giao nhận trẻ từ phụ huynh và giáo viên không cẩn thận, rõ ràng. Những trẻ mới đến trường thường có xu thế muốn đi theo phụ huynh đi về mà cô và phụ huynh đều không biết nên trẻ ra khỏi khu vực lớp và tầm quan sát của cô.
Giờ chơi:
-Giờ chơi ngoài trời:
+ trong giờ chơi tự do ở ngoài trời, trẻ có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…
+Nguy cơ gây ra tai nạn thương tích tại thời điểm này thường là do các hành động của trẻ như: đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc trẻ chạy, nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.
-Chơi trong nhóm, lớp:
+Khi chơi trong nhóm, lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai, do trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm,con xúc xắc, các loại hạt quả, đất nặn..) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào miệng gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.
+ Trẻ chơi tự do trong nhóm/ lớp dễ chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ… có thể gây chấn thương.
*Hoạt động học: Thường ít xảy ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ khi bàn ghế và ánh sáng không phù hợp. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút, đồ chơi vào nhau(Chọc vào mắt nhau).Trong nhóm trẻ nhiều độ tuổi dễ gây ra tranh giành đồ chơi, hoặc trẻ xung đột cắn nhau,xô ngã nhau…
*Giờ ăn: Chúng ta thường gặp phải một số TNTT như:
+Bỏng: nguy cơ xảy ra bỏng có thể là do thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang nóng hoặc các bình đựng sữa nóng để gần nơi trẻ chơi đùa, nếu không chú ý, trẻ có thể va phải gây bỏng cho trẻ .
+Sặc thức ăn:nguy cơ xảy ra sặc có thể do trẻ vừa ăn vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc cô cố ép trẻ ăn, uống.
+Dị vật đường ăn: thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ.
*Giờ ngủ:Hay trong giờ ngủ tưởng chừng như trẻ đi ngủ sẽ rất an toàn, vì thời điểm này chúng ta rất chủ quan cứ nghĩ lúc này trẻ ngủ và không chạy nhảy nên không nghĩ đến các yếu tố có thể gây mất an toan cho trẻ, giáo viên có tâm lý chủ quan nhất ở thời điểm này.
+Ngạt thở: nguy cơ xảy ra có thể là do để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ra ngạt thở
+ Hóc dị vật:Nguy cơ xảy ra có thể là do khi ngủ trẻ ngậm các loại hạt, kẹo cứng, ngậm đồ chơi và rơi vào đường gây ngạt .
+Ngộ độc: Nguy cơ xảy ra có thể là do khi trẻ ngủ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( thường là do khói than củi của những nhà lân cận, hoặc ở các điểm trường gần khu công nghiệp có thải ra chất khí độc hại ..) rất dễ bị ngộ độc .
3.NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM TẠI NHÀ TRƯỜNG
1. Biện pháp: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động trong nhà trường
Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục.Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm bảo yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy trong những năm qua nhà trưỡng đã luôn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn trong mợi hoạt động.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch trường học an toàn hàng năm, chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Thường xuyên kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.Căn cứ thực trạng sau khi rà soát, nhà trường thực hiện kế hoạch mua sắm, bổ sung, thay thế đồ dùng có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ .
Môi trường hoạt động bên ngoài lớp học hết sức quan trọng.Hiện nay không phải trường mầm non nào cũng có điều kiện để xây dựng môi trường bên ngoài lớp học tốt, đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ.Đối với trường chúng tôi là trường có nhiều điểm trường lẽ nên việc tạo ra một khuôn viên chơi an toàn là điều nhà trường luôn chú ý:
Trong lớp học:
– Xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn. Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố.
– Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn.
– Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trựợt.
– Tại lớp được trang bị tủ thuốc và các dụng cụ y tế sơ cứu ban đầu, đảm bảo còn hạn sử dụng.
– Trong lớp học, giáo viên luôn chú ý sắp xếp môi trường lớp học thẩm mỹ, khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: dao, kéo… đều được để nơi trẻ khó lấy được, ổ cắm điện luôn được thiết kế ở xa tầm tay trẻ hoặc luôn bịt kín.Tủ kệ , giá… cần phải được bố trí chắc chắn để tránh nguy cơ bị lật đổ.
-Giáo viên chú trọng việc thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Phòng vệ sinh :
Tại các lớp học có nhà vệ sinh riêng cho học sinh nam , nữ.Có đèn chiếu sáng và đủ nước sạch để sử dụng. Đủ thiết bị vệ sinh, đồ dùng an toàn phù hợp độ tuổi trẻ mầm non.
Nền nhà vệ sinh được vệ sinh đánh rửa khử trùng hằng ngày, sàn nhà đảm bảo khô ráo, sạch sẽ
Biện pháp 2: Nâng cao kiến thức, kỹ năng trách nhiệm của viên chức quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường.
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mẫu giáo.
* Nội dung bồi dưỡng:
– Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
– Phòng tránh các dị vật ở tai mũi họng.
– Phòng tránh tai nạn do ngộ độc.
– Phòng chống đuối nước cho trẻ.
– Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật.
– Phòng tránh tai nạn giao thông.
– Phòng tránh động vật cắn.
* Hình thức bồi dưỡng:
Nhà trường có các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, tránh, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp, photo các tài liệu của Trung tâm y tế, photo các văn bản chỉ đạo của ngành, photo các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tự nghiên cứu và học tập.Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, tránh và xử trí các tai nạn thường gặp cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên .
Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đảm bảo an toàn thể chất và tinh thần cho trẻ:
(Hình ảnh cô và các cháu chơi đùa cùng nhau)
– GVNV nghiêm túc thực hiện quy chế, nội quy và những điều giáo viên- nhân viên không được làm. Tôn trọng yêu thương và đối xử công bằng với trẻ. Không xúc phạm đến trẻ, không đánh đập, phạt trẻ…Thường xuyên giáo dục ý thức cho CBGV-NV và xử lý nghiêm khi vi phạm.
– Hàng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi. Nắm được những biểu hiện bất thường xảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp. Trong mọi sinh hoạt của trẻ ở trường giáo viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các nhu cầu của trẻ; ăn , ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh, vui chơi, học tập…cần được thỏa mãn một cách hợp lý dưới vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió… đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn. Qua đó giáo viên nắm được cách xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp.
(Hình ảnh nhân viên y tế tập huấn về PTTNTT)
– Phối kết hợp chặt chẽ với tổ giáo viên trong nhà trường trong việc xây dựng nhà
trường an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là làm tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
– Luôn đảm bảo vệ sinh ATTP trong nhà bếp. Bát thìa phải được rửa sạch sẽ, phơi nắng thật ráo, tráng nước sôi trước khi ăn.
– Đảm bảo mua chọn thực phẩm sạch, an toàn, Thực phẩm phải tươi ngon và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng. Thường xuyên thực hiện việc lưu trữ thực phẩm hàng ngày.
– Thường xuyên kiểm tra các thực phẩm khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh chế biến và vệ sinh môi trường xung quanh bếp.
– Dụng cụ chế biến thức ăn phải được phân loại sống, chín riêng biệt. Không để lẫn thực phẩm sống và thức ăn chín.
– Nhân viên nhà bếp được trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ, có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề từ sơ cấp trở lên.
– Lên thực đơn phù hợp theo từng mùa cho trẻ, đảm bảo đủ lượng Kcalo/ trẻ/ ngày.
– Nhân viên cấp dưỡng chế biến thực phẩm đúng thực đơn, đúng quy trình chế biến bếp 1 chiều, đảm bảo VSATTP. Không để lẫn thực phẩm sống và thức ăn chín và đã nguội.
– Tuyệt đối không cho trẻ em được vào bếp.
3. Biện pháp 3:Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra theo tiêu chí về cơ sở vật chất:
(Hình ảnh cơ sở vật chất trong nhà trường)
Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi từ kết quả rà soát đó nhà trường mới xây dựng được kế hoạch đầu tư trang bị cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện thực tế và có hiệu quả.
Nhà trường chủ động kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để từ đó tổ chức cải tạo, sửa chữa và tự làm đối với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học xuống cấp, hư hỏng; thống kê, sắp xếp, quản lý và đưa vào khai thác sử dụng phục vụ dạy học theo chương trình hiện hành một cách hiệu quả; xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc) phù hợp với thực tiễn. Rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học để đánh giá lại chất lượng các công trình trong nhà trường, nhất là trong mùa mưa bão; lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Nếu phát hiện có hư hỏng, xuống cấp hay thiếu hụt phải có kế hoạch bảo dưỡng tu bổ, nâng cấp ngay. Tránh để trẻ ở trong những nhóm, lớp có nguy cơ không an toàn.Nhà trường kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp.
4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
(Hình ảnh sự trao đổi, kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường)
– Trẻ không chỉ được nhận sự chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Gia đình và toàn xã hội cần phải có sự chung tay, phối hợp để trẻ phát triển toàn diện, trở thành con ngoan, trò giỏi, có như thế sau này mới trở thành người công dân tốt của đất nước. Đây là vấn đề vừa có tính nhân văn sâu sắc vừa có ý nghĩa giáo dục to lớn khi quan niệm về xã hội hóa công tác GDMN. Vì vậy việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ cũng cần phải được cha mẹ trẻ thực hiện tốt tại gia đình.
– Thông qua các buổi họp định kỳ, truyền thông, sinh hoạt chuyên đề cho các phụ huynh và giáo viên, NV nhà trường hướng dẫn những kiến thức phổ thông về phòng tránh tai nạn thường gặp. Bên cạnh đó phổ biến rộng rãi các tài liệu bằng tranh ảnh, áp phích, góc tuyên truyền với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, biểu hiện, cách phòng tránh, phương pháp sơ cứu thông thường để phát cho mọi phụ huynh.
* Tóm lại:
– Đối với trẻ mầm non thì việc chăm sóc sức khỏe cũng như xây dựng trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và đảm bảo một môi trường học tập vui chơi an toàn, lành mạnh cho trẻ tại nhà trường. Trẻ được giữ an toàn và phát triển khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt, không những trước mắt mà cả những giai đoạn phát triển sau này của trẻ.