Home/GÓC PHỤ HUYNH/BÀI TUYÊN TRUYỀN

GÓC PHỤ HUYNH

Trường mẫu giáo Quang Trung

BÀI TUYÊN TRUYỀN

mnquangtrung 05/01/2023 Lượt xem: 38


DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non khi đến trường là một niềm vui vì đây là ngôi nhà thứ hai của trẻ  được sự chăm sóc ân cần từ vòng tay ấm áp của các cô giáo và cùng chơi vui đùa với các bạn cùng lớp nên ở độ tuổi này trẻ mẫu giáo, mầm non có sự phát triển vô cùng ấn tượng về thể chất, trí não, ngôn ngữ, vận động, thói quen ăn uống… và trẻ bắt đầu thể hiện sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới, xuất hiện những hành vi “bắt chước” người lớn – đặc biệt là trong vấn đề ăn uống; do đó xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẫu giáo.  Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu nhân cách con người.

Bác Hồ kính yêu đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây   

                                          Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Ngày nay Đảng và nhà nước đã và đang rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, việc nâng cao sức khỏe cho trẻ em tại các Trường mầm non được coi là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người.

I . Dinh dưỡng cho bé mầm non:

Khoảng thời gian bé ở trường mầm non là khi bé tiêu hao nhiều năng lượng hơn hẳn so với hồi trẻ chưa đi lớp. Bởi ở trường bé được tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, vận động nhiều hơn về cả trí não và cơ thể. Vì thế mà dinh dưỡng cho bé mầm non vô cùng quan trọng.

1.Thực phẩm dinh dưỡng đa dạng và cân đối cho trẻ mầm non:

Các Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé mỗi ngày, cần bổ sung các nguồn thực phẩm giàu tinh bột, protêin,Vitamin và khoáng, chết béo khác nhau.

a. Chất bột đường: Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và là “thức ăn” cho não bộ hoạt động. Các thực phẩm giàu bột đường là cơm, bún, mì, nui, khoai, đậu…

b. Chất đạm: Là nguồn thực phẩm “xây dựng” cơ thể, thành phần tạo máu, men tiêu hóa, kháng thể, cung cấp các acid amin cần thiết cho hoạt động não bộ,… Thực phẩm giàu đạm là thịt, cá, trứng, sữa, đậu, tôm, cua…

c. Chất béo( dầu, mỡ, bơ…):  Là nguyên liệu tạo nên tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh và là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động, tăng trưởng của cơ thể. Có chất béo thì các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K mới được hấp thu. Các chất béo thiết yếu omega 3 (DHA) từ cá basa, cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá trích và các loại sữa bột có hàm lượng DHA cao; omega 6 từ dầu, các loại hạt … rất cần thiết cho cấu tạo thần kinh và hoạt động não bộ.

d.Các vitamin và khoáng chất: Vitamin nhóm B (có trong ngũ cốc thô, rau), vitamin C (có trong rau, trái cây tươi), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), kẽm (có trong hàu, sò, thịt, cá, các loại hạt)… giúp cho chuyển hóa các chất trong cơ thể. Sắt (có trong thịt, cá, gan, huyết) không chỉ là nguyên liệu để tạo hồng cầu cho máu mà còn giúp cấu trúc hệ thần kinh, cùng với iốt là hai vi chất rất cần thiết cho bộ não.

2. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ ở trường mầm non:

Trẻ từ 3-5 tuổi đã biết tự mình khám phá vạn vật, liên tục đặt những câu hỏi cho người lớn. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu học về văn hóa ăn uống, các món ăn, số lượng thức ăn mỗi ngày… và từ đó hình thành thói quen ăn uống của bản thân về sau.

Do đó, nhà trường cần  xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo đúng cách, trẻ có thể gặp phải những vấn đề dinh dưỡng ở độ tuổi này như:

*Suy dinh dưỡng: Đây là tình trạng thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ.

*Thừa cân, béo phì: Do năng lượng cung cấp nhiều hơn năng lượng tiêu hao, khiến tỷ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể vượt mức bình thường.

*Biếng ăn: Có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý, thức ăn đơn điệu khiến bé thấy chán ăn, do ảnh hưởng của thuốc hoặc bắt nguồn từ yếu tố tâm lý – bé không thoải mái khi ăn, bé sợ ăn vì bị ép…
Chậm tăng chiều cao: trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi, khiến trẻ thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.

II.Nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo, mầm non

Đối với trẻ mầm non, mẫu giáo (3 – 5 tuổi), nhu cầu năng lượng khuyến nghị trung bình từ 1.230 – 1.320 kcal/ngày. Trong đó, chất bột đường chiếm 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35% tổng năng lượng khẩu phần

Theo đó, trong thực đơn hàng ngày cho trẻ mẫu giáo, mầm non, lượng thực phẩm cần được cung cấp cụ thể gồm:

* Chất bột đường: khoảng 3 – 4 chén cơm, cháo đặc hoặc các món tương tự.

*Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…): 120g – 150g.

*Chất béo (dầu mỡ, bơ…): 30g.

*Rau củ, trái cây: 300g.

*Các loại vitamin và khoáng chất: vitamin A 1.000 UI, vitamin D 400UI, canxi 500mg, sắt 6 – 7mg, kẽm 10mg…
Để cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, trẻ cần được cung cấp 4 đơn vị sữa/ngày (1 đơn vị sữa tương đương 100ml sữa nước, 100g sữa chua hoặc 15g phô mai).

Ngoài ra, trẻ cũng cần được uống đủ nước (khoảng 1.6 – 2 lít/ngày).

Bên cạnh đó khuyến khích  cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp để bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách tốt nhất. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ độ tuổi mầm non cần hoạt động thể lực cường độ vừa trở lên bằng các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy, chơi đuổi bắt… ít nhất 60 phút/ngày. Phụ huynh có thể chia nhỏ hoạt động trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, mỗi lần ít nhất 10 phút.

III.Nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo, mầm non

Chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non, mẫu giáo ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống về sau. Do đó, khi xây dựng thực đơn hằng ngày cho trẻ mẫu giáo, mầm non, bố mẹ cần chú ý một số nguyên tắc sau:

– Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày, cân đối các nhóm chất cơ bản: chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

– Thực đơn phong phú, đa dạng mỗi ngày cho trẻ thay đổi khẩu vị. Để làm được điều này, bố mẹ có thể thay thế các thực phẩm trong cùng một tầng (trong tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 – 5 tuổi) cho nhau. Tuy nhiên, cần chú ý là thực phẩm ở tầng này không thể thay thế cho thực phẩm ở tầng khác.

– Xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với sở thích của trẻ. Ví dụ vào mùa hè, cần ưu tiên các món nhiều nước, thanh mát, tăng cường các loại nước ép hoa quả…; vào mùa đông, có thể bổ sung các món chiên xào hoặc hầm nhừ. Các loại thực phẩm tiêu biểu của mùa nào nên ưu tiên sử dụng của mùa đó, không nên sử dụng thực phẩm trái mùa. Thức ăn nên được cắt nhỏ để trẻ dễ nhai, dễ tiêu hóa.

– Lựa chọn thực phẩm an toàn trước khi chế biến. Các loại thịt cá, rau củ phải đảm bảo tươi sống, không ôi thiu, không chứa các loại hóa chất gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là gợi ý thực đơn một ngày cho trẻ mầm non, mẫu giáo:

THỰC ĐƠN (1 tuần cho trẻ mầm non)

THỨ ĂN SÁNG  BỮA TRƯA BỮA XẾ BỮA CHIỀU
MẶN CANH TRÁNG MIỆNG
THỨ 2 Cháo  tôm  đậu xanh Trứng chiên đậu hủ lụa Cá diêu hồng nấu diêu  Táo Sữa chua Bánh canh cua

 

Sữa nóng Vinamilk
THỨ 3 Phở bò

Sữa nóng Vinamilk

Gà kho gừng Bí đỏ nấu m tươi Nho mỹ xanh Chuối  

Cháo thịt heo bí đỏ

 

THỨ 4 Miến cá lóc

 

Nạc dăm kho nước dừa Mồng tơi nấu nghêu Xoài cát hòa lộc Sữachua Mì gà tiềm

 

Sữa nóng Vinamilk
THỨ 5 1.Sup tôm và ngô ngon

 

Cá ba sa kho hành
Cháo  cá ba sa cải ngọt
Cải ngọt nấu thịt gà Sapochê Nước đâụ xanh Cháo thịt bò hạt sen

 

Sữa nóng Vinamilk
THỨ 6  

2.Cháo lươn cà rốt

Bò nấu đốp Canh soup nấu đậu hủ cá thác  Dưa hấu Sữa nóng vianamilk Hủ tíu gà
Sữa nóng Vinamilk
THỨ 7 1.Bún gạo nấu tôm, thịt Thịt vịt  kho
Cháo vịt cải bó xôi
Canh: Cải bó xôi  tôm  Lê

 

Sữađậu nành Nui nấu thịt bò

 

Sữa nóng Vinamilk
  1. Những thực phẩm trẻ mầm non, mẫu giáo “nên” và “không nên” ăn:                           

 * Thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ mâm non:

Là độ tuổi đang trên đà phát triển nhanh về thể chất lẫn trí tuệ,  nhà trường và gia đình cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm và theo dõi thói quen ăn uống của con. Một số thực phẩm có lợi cho trẻ tuổi mầm non, mẫu giáo nên khuyến khích ăn gồm:

– Sữa và các chế phẩm từ sữa: 4 đơn vị sữa/ngày (sữa nước, phô mai, sữa chua…) để bổ sung canxi và các vi chất cho con.

– Rau xanh, trái cây để trẻ có đủ vitamin và các loại khoáng chất. Phần lớn trẻ thường lười ăn rau nên bố mẹ có thể linh hoạt chế biến bằng nhiều cách như nấu canh, trộn salad, xay nước ép, trộn sữa chua…

– Chất béo có lợi (chất béo không bão hòa) trong dầu thực vật, bơ, phô mai… để trẻ phát triển trí não toàn diện.

2. Thực phẩm không tốt cho trẻ                                                                                                                                                                       Ở trẻ nhỏ, mọi thứ còn non nớt, nhất là với hệ tiêu hóa và đường ruột. Vậy nên chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chất độc hại. Để tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, chúng ta nên tránh cũng như hạn chế những loại thực phẩm sau:

– Cá biển như cá kiếm, cá mập…do chứa hàm lượng thủy ngân cao.

– Đồ ngọt và nhiều thực phẩm có đường nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ tăng cân và bị hỏng răng.

– Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nếu lạm dụng nhiều sẽ khiến bé thừa cân.

–  Món cứng, quá rắn ảnh hưởng đến răng của bé: hoa quả khô, các loại hạt, bánh kẹo cứng…Tốt nhất nên cho bé ăn đồ đã được thái nhỏ, nấu chín mềm.

– Các món ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 3. Đồ uống không “thân thiện” với trẻ mầm non

-Thức uống có ga, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản cần hạn chế cho trẻ dùng.

-Trà và cà phê nên tránh trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ mầm non. Bởi chúng sẽ làm giảm quá trình hấp thu sắt.

-Lưu ý đối với nước ép hoa quả, các mẹ nên cân nhắc với lượng vừa phải. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều lần trong ngày. Bởi trong nước hoa quả có tính axit có thể phá hủy men răng sữa còn mỏng của bé.

Tuy rằng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần cân bằng và lựa chọn đầy đủ chất nhưng không có nghĩa là bạn quá khắt khe, quản lý nghiêm ngặt chuyện ăn uống của trẻ. đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bản thân chúng tôi là một giáo viên mầm non hằng ngày chăm sóc và giáo dục trẻ nắm được đặc điểm riêng của mỗi cháu . Trong chương trình giáo dục trẻ chúng tôi cũng thường xuyên lồng ghép tích hợp  về dinh dưỡng cho các cháu được biết và cũng nhau trải nghiệm thực tế  tromg các hoạt động học trong ngày . Mục đích của giáo viên chúng tôi mong muốn các cháu mình phát triển một cách toàn diện về mỗi mặt về thể chất và trí tuệ .

Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”, Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Trong Di chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Qua các bài nói, bài viết và bằng những việc làm cụ thể, Người đã đặt nền tảng tư tưởng và nêu tấm gương sáng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ươm “mầm xanh tương lai” của đất nước.

Chúng tôi luôn cố gắng làm theo lời dặn của Bác chăm sóc và giáo dục cho trẻ một cách tôt nhất.